(vasep.com.vn) Năm 2024, Na Uy đã xuất khẩu hơn 72.000 tấn hải sản sang Việt Nam, đạt giá trị 252 triệu USD, tăng 20% về giá trị và 16% về sản lượng so với năm trước đó.

(vasep.com.vn) Theo 210 Analytics, lo ngại thuế quan sẽ đẩy chi phí lên cao, cùng với việc Mùa Chay bắt đầu chậm trễ, đã kéo doanh số bán hải sản giảm xuống.

Quy định mới dự kiến sẽ áp dụng trong tháng 7/2025, đòi hỏi doanh nghiệp, ngành hàng và cơ quan quản lý chủ động nghiên cứu và góp ý.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề xuất Chính phủ và Ban soạn thảo xem xét bổ sung thêm vào Dự thảo 3 loài cá ngừ (cá ngừ chù, cá ngừ chấm, cá ngừ ồ) vào trong quy định về “bãi bỏ quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác trong vùng nước tự nhiên".

(vasep.com.vn) Sự thay đổi về nhân khẩu học, kết hợp với sự phân cực quyền lực toàn cầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế thủy sản lớn nhất thế giới. Theo Gorjan Nikolik từ Rabobank, Trung Quốc – từng là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất – dự kiến sẽ thâm hụt thương mại thủy sản tới 10 tỷ USD vào năm 2030. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì để bù đắp sự thiếu hụt này.

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm trong tháng đầu năm, XK thuỷ sản đã tăng trở lại trong tháng 2, đạt 793 triệu USD. Con số này góp phần nâng tổng kim ngạch XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên 1,6 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2024. Trong số các thị trường XK thuỷ sản của Việt Nam, Trung Quốc & HK, Nhật Bản, Mỹ và EU là 4 thị trường đang dẫn đầu về kim ngạch XK.

Thị trường nước ngoài mang về hơn 1.000 tỉ đồng trong năm vừa qua cho Bích Chi và Sa Giang, hai doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại bánh tráng, bún gạo, bánh phồng tôm.

Tại cuộc họp góp ý Đề án Phát triển Kinh tế Tư nhân ngày 20/3/2025 do Lãnh đạo Cục Phát triển doanh nghiệp Tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) chủ trì, ông Nguyễn Hoài Nam – Tổng Thư ký VASEP, đại diện cho Hiệp hội VASEP, đã có một số trao đổi và đề xuất để thúc đẩy kinh tế tư nhân và nuôi dưỡng tinh thần nhiệt huyết, cống hiến xây dựng đất nước.

(vasep.com.vn) Argentina ghi nhận xuất khẩu thủy sản giảm 5,2% về khối lượng và 15,8% về giá trị trong tháng 1/2025 so với cùng kỳ năm 2024.

(vasep.com.vn) Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của Hàn Quốc đã giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm trước đó xuống còn 3,61 triệu tấn vào năm 2024, trong đó sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành cá ngừ hầu như không bù đắp được sự suy giảm của ngành đánh bắt cá ven biển.

Được xây dựng với nhiều kỳ vọng, tuy nhiên, cho đến nay, Dự thảo sửa đổi Nghị định 15/2018/NĐ-CP vẫn còn đó nhiều lo ngại về nguy cơ gia tăng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp.

(vasep.com.vn) Thị trường Thức ăn thủy sản toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng ở tốc độ CAGR là 4,1%, tăng từ 129,48 tỷ USD vào năm 2023 lên 171,53 tỷ USD vào năm 2030. Sự mở rộng của thị trường được thúc đẩy bởi các hoạt động nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng, lượng tiêu thụ hải sản ngày càng tăng và những tiến bộ trong công thức thức ăn thủy sản giúp tăng cường dinh dưỡng và tính bền vững.

(vasep.com.vn) Tổ chức chứng nhận này cho biết khối lượng hải sản được chứng nhận bởi Hội đồng Quản lý Biển (MSC) được bán tại Úc đã tăng gấp ba lần trong thập kỷ qua, với mức tăng trưởng hai chữ số so với chỉ năm năm trước.

(vasep.com.vn) Xuất khẩu sản phẩm thủy sản từ Hokkaido (Nhật Bản) tăng mạnh trong tháng 1/2025, đạt khoảng 32,7 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần so với năm trước, với sự đóng góp chủ yếu từ sò điệp và giáp xác. Xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các quốc gia ASEAN ghi nhận mức tăng đáng kể. Nhập khẩu sản phẩm hải sản cũng tăng trưởng, đạt 43,3 triệu USD, với cá hồi và mực là các mặt hàng chủ yếu. Các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và thực phẩm xuất khẩu đạt 639,3 triệu USD, tăng 10,4% so với năm ngoái.

Các mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc được chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp dụng đang gây khó cho các nhà xuất khẩu thủy sản Trung Quốc, theo Landy Chow, quản lý marketing của công ty nhập khẩu/xuất khẩu thủy sản Siam Canadian.